Conic Boulevard

Nuôi loài cá ngoài chợ bán đầy, giàu dinh dưỡng hơn cá hồi, lão nông ở Thanh Hóa thu trăm triệu đồng mỗi năm

Loài cá này có hàm lượng dinh dưỡng cao, xuất hiện nhiều trong bữa ăn của người Việt, do đó đã giúp người nuôi dễ dàng tìm kiếm đầu ra, cứ bán là hết veo và mang lại thu nhập ổn định.

Không chỉ có cá hồi mới là “vua dinh dưỡng” mà có một loài cá hay xuất hiện ở chợ, được nhiều nội trợ chế biến thành món ăn thơm ngon trong gia đình cũng chứa hàm lượng đạm, omega-3 ở mức cao đó là cá vược.

Cá vược, hay còn gọi là cá chẽm, là một trong những loài cá ít xương, giàu dinh dưỡng được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao vì bên trong phần thịt cá có chứa nhiều khoáng chất có lợi bảo vệ sức khỏe, tim mạch của con người.

Cá vược có lượng chất béo vừa phải, dễ tiêu hoá, phù hợp với cả trẻ nhỏ lẫn người lớn tuổi. Nhiều chuyên gia thậm chí còn đánh giá cá vược tốt hơn cá hồi về hàm lượng dưỡng chất.

Cá vược có lượng chất béo vừa phải, dễ tiêu hoá, phù hợp với cả trẻ nhỏ lẫn người lớn tuổi. Nhiều chuyên gia thậm chí còn đánh giá cá vược tốt hơn cá hồi về hàm lượng dưỡng chất.

Cá vược có hình dáng thon dài, da màu xám, phần miệng rộng có các răng nhỏ. Tại Việt Nam, cá vược thường xuất hiện ở những vùng ven biển, cửa sông, kênh rạch và trong các đầm nuôi thủy sản, đặc biệt là tại các tỉnh thuộc vùng Tây Nam bộ và Đồng bằng Bắc bộ. Cá vược là loài cá có mức chịu nhiệt và độ mặn rộng nên bạn có thể bắt gặp loài cá này ở các vùng biển ven bờ hoặc các vùng nước lợ, trong các hồ và sông nước ngọt. Tùy từng điều kiện môi trường sống mà mỗi loại cá vược đều có đặc điểm và hương vị riêng.

Cá vược được bán tại ở các chợ với giá lên tới 100.000-150.000 đồng/kg, tùy trọng lượng.

Cá vược được bán tại ở các chợ với giá lên tới 100.000-150.000 đồng/kg, tùy trọng lượng.

Ngày nay, người nuôi trồng thủy sản nhìn thấy hiệu quả kinh tế của cá vược và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nên đã nhân giống, nuôi trên diện rộng.

Theo chia sẻ từ nhiều hộ nuôi, quy trình nuôi cá vược không quá phức tạp. Cá vược là loài có khả năng thích nghi cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống đạt từ 80-90% nếu chăm sóc đúng kỹ thuật.

Trước đây, cá chủ yếu được nuôi tại các vùng nước mặn hoặc lợ, nhưng hiện nay đã được thuần hóa để nuôi hiệu quả tại các vùng nước ngọt như ao, hồ, đập. Trong tự nhiên, cá vược có thể đẻ trứng quanh năm, nhưng mùa sinh sản tập trung vào khoảng tháng 4 và tháng 5. Đây cũng là thời điểm thích hợp để các hộ nuôi lựa chọn thả giống, bảo đảm cá phát triển đúng chu kỳ sinh trưởng.

Yếu tố then chốt là đảm bảo vệ sinh ao nuôi, lựa chọn con giống khỏe mạnh và tuân thủ lịch chăm sóc hợp lý. Cá có thể ăn thức ăn công nghiệp hoặc cá tạp, nên không đòi hỏi chi phí quá cao.

Yếu tố then chốt là đảm bảo vệ sinh ao nuôi, lựa chọn con giống khỏe mạnh và tuân thủ lịch chăm sóc hợp lý. Cá có thể ăn thức ăn công nghiệp hoặc cá tạp, nên không đòi hỏi chi phí quá cao.

Đang vận hành nuôi hơn 60 lồng cá vược trên sông Yên, ông Nguyễn Văn Tỉnh (ngụ tỉnh Thanh Hóa), cho biết hiện nay mỗi năm ông thu về lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng nhờ loại cá có hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn cá hồi này.

Sở dĩ, gia đình ông chọn loại hình canh tác này là vì khi nuôi cá vược nuôi sông, có dòng chảy liên tục là điều kiện lý tưởng để cá được cung cấp lượng oxy dồi dào, ít mắc bệnh, sinh trưởng nhanh. Sau khoảng 8 tháng nuôi, cá vược có thể đạt trọng lượng 0,8-1kg/con. Và sau khoảng 10-12 tháng nuôi, người nuôi có thể thu hoạch cá. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát, và trước khi thu hoạch nên ngừng cho cá ăn từ 1-2 ngày để tránh làm cá bị trầy xước khi kéo lưới. 

Theo kinh nghiệm của ông Tỉnh, để có được sản phẩm cá vược chất lượng cung cấp cho thị trường thì nên chọn con giống được khai thác tự nhiên hoặc giống được phát triển trong môi trường nước lợ.

Người nuôi nên chọn con giống dài khoảng 8-10 cm, khỏe mạnh, được ươm trong môi trường phù hợp. Có thể nuôi trong ao đất hoặc lồng trên sông, nhưng phải đảm bảo mật độ vừa phải (1-2 con/ mét vuông) để cá có không gian phát triển.

Về thức ăn, cá vược ăn tạp nên có thể sử dụng cá tạp, tép, cua nhỏ hoặc cám công nghiệp. Giai đoạn đầu, cá cần ăn nhiều (5-6 lần/ngày). Sau khi đạt 1kg thì giảm còn 1 lần/ngày với lượng thức ăn chiếm 3-5% trọng lượng cơ thể.

Về thức ăn, cá vược ăn tạp nên có thể sử dụng cá tạp, tép, cua nhỏ hoặc cám công nghiệp. Giai đoạn đầu, cá cần ăn nhiều (5-6 lần/ngày). Sau khi đạt 1kg thì giảm còn 1 lần/ngày với lượng thức ăn chiếm 3-5% trọng lượng cơ thể.

Nhìn thấy tiềm năng về kinh tế từ loài cá được đánh giá có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn cá hồi này, anh Hoàng Văn Kỷ (ngụ tỉnh Nghệ An) là một trong những người tiên phong nuôi cá vược tại địa phương. Đến nay, gia đình anh Kỷ đã có 10 năm gắn bó với loài cá này.

Anh Kỷ tâm sự: “So với các loài thủy sản khác thì nuôi cá vược rủi ro thấp hơn vì loài cá này có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Trước tiên, mình phải chọn cá giống đảm bảo, được kiểm định chặt chẽ về chất lượng. Khi nuôi cá vược, mình chỉ cần giữ vệ sinh ao, thả cá với mật độ phù hợp là cá có thể phát triển tốt”.

Anh cho biết thay vì sử dụng thức ăn công nghiệp, anh thường mua những loài cá tạp của ngư dân đánh bắt về để làm thức ăn cho cá vược. Đây là bí quyết để chất lượng cá nuôi trong hồ gia đình anh luôn được đảm bảo.

Được biết, mỗi vụ anh thả khoảng 1.500 con cá vược giống. Tỷ lệ cá sống rất cao, đạt từ 80 đến 90%. Sau khi trừ các chi phí, mỗi vụ nuôi cá vược anh thu về lợi nhuận hơn 50 triệu đồng.

Không chỉ là loài cá giàu dinh dưỡng, cá vược còn mang giá trị kinh tế cao do đó, nhiều hộ dân đã có thể vươn lên làm giàu nhờ giống cá này. Mô hình nuôi cá vược không đòi hỏi công nghệ cao nhưng cần sự chăm chút, tỉ mỉ và tuân thủ quy trình kỹ thuật. Nếu thực hiện đúng, người nuôi có thể thu về hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.

Nuôi loài cá triệu con, sở hữu vẻ ngoài sặc sỡ, nhiều màu sắc, nông dân miền Tây bỏ túi trăm triệu mỗi năm
Nuôi loài cá “triệu con”, sở hữu vẻ ngoài sặc sỡ, nhiều màu sắc, nông dân miền Tây bỏ túi trăm triệu mỗi năm
Là loài cá cảnh dễ chăm sóc, không quá khó khăn khi vận chuyển đường xa, đến nay nó đã giúp nhiều hộ gia đình đổi đời khi mang lại lợi nhuận kinh tế...
Bấm xem >>

Nông dân làm giàu