Conic Boulevard

Thứ rễ cây nhiều người vứt bỏ, nay thành đặc sản khoái khẩu dịp Tết Ất Tỵ được dân thành phố ưa chuộng, 400.000 đồng/kg

Mứt rễ cây đinh lăng gây sốt trên thị trường những năm gần đây, vừa lạ miệng vừa có nhiều công dụng đối với sức khỏe, giá đắt đỏ vẫn rất đắt khách. 

Từng được ăn thử mứt rễ đinh lăng, bạn Hoài Anh (ở Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Mình tình cờ biết tới loại mứt này khi được một người bạn giới thiệu. Khi ăn thấy ngon miệng, mùi vị lạ. Ăn sẽ có chút vị thuốc bắc nhưng cũng dễ ăn và có mùi thơm của mật ong. Hơn nữa, loại mứt này lại tốt cho sức khỏe nên dịp Tết vừa rồi mình mua 1kg để biếu ông bà 2 bên. 

Mứt rễ đinh lăng có mùi thơm lạ như thuốc bắc và có nhiều tác dụng với sức khỏe

Mứt rễ đinh lăng có mùi thơm lạ như thuốc bắc và có nhiều tác dụng với sức khỏe

Mình mua 400.000 đồng/kg, dù giá đắt hơn hẳn so với các loại mứt khác nhưng vì mùi vị lạ và lại có công dụng với sức khỏe nên mình vẫn chi tiền để mua". 

Cũng thích thứ mứt lạ này, chị Loan (ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: "Đinh lăng vốn là cây có nhiều tác dụng, cả lá và rễ của chúng. Khi nghe tới mứt rễ đinh lăng, dù chưa ăn thử nhưng mình cũng đã tò mò đặt mua về cho cả nhà. Thông thường, người dân thường sử dụng củ đinh lăng để ngâm rượu chứ để làm mứt thì bây giờ mình mới nghe thấy". 

Theo tìm hiểu, trên thị trường có vài địa chỉ bán mứt rễ đinh lăng với khoảng 400.000 đồng/kg. Để làm được kg mứt đinh lăng phải sử dụng 7-8kg củ đinh lăng làm nguyên liệu vì chỉ sử dụng phần mềm nhất của rễ để làm. Hơn nữa, món mứt này làm rất kỳ công, hoàn toàn thủ công nên rất mất thời gian. 

Loại mứt này được bán ra thị trường với giá khá đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều người đặt mua

Loại mứt này được bán ra thị trường với giá khá đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều người đặt mua

Các bước làm mứt đinh lăng cũng khá giống như mứt truyền thống. Đầu tiên sẽ chọn củ đinh lăng chất lượng rồi rửa sạch, đem bào. Công đoạn khó nhất chính là bào rễ cây đinh lăng vì phải làm sao để miếng mứt vừa mỏng, đủ ăn mà không được dính tia gỗ của rễ.

Rễ đinh lăng phải chọn từ loại cây đinh lăng lá nhuyễn (thường gọi lá nếp), đạt độ tuổi trên 5 năm. Vị ngọt của mứt được sử dụng từ mật ong và cỏ ngọt kèm theo vị ngọt từ rễ đinh lăng đã có sẳn cho nên người tiểu đường vẫn có thể dùng được. 

Được biết, người đàn ông tên là Đinh Văn Thuận (38 tuổi, ở xóm Năm Châu, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, Nam Định) là người đã sáng tạo ra món mứt làm từ rễ đinh lăng. Anh Thuận chia sẻ, muốn làm mứt đinh lăng đạt chuẩn phải chọn cây đinh lăng trên 5 năm tuổi, vì chỉ có những cây này mới có loại củ to, rễ to, nhiều thịt và chỉ chọn những củ chính có đường kính từ 2 cm mới đảm bảo các hoạt chất trong mứt là tốt nhất.

Mứt rễ đinh lăng phải được làm từ cây đinh lăng lá nhuyễn (thường gọi lá nếp)

Mứt rễ đinh lăng phải được làm từ cây đinh lăng lá nhuyễn (thường gọi lá nếp)

Đinh lăng là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao khoảng 0,8–1,5m. Ở Việt Nam, loài cây này được trồng khá phổ biến trong vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện để làm cảnh, làm thuốc và làm rau gia vị. Cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, trồng được trên nhiều loại đất và có khả năng tái sinh vô tính khỏe.

Trong các bài thuốc dân gian, phần rễ của cây đinh lăng gần giống với nhân sâm Hàn Quốc hay sâm ngọc linh ở nước ta nên loại cây này được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo".

Đặc sản mỗi năm chỉ có một mùa, xưa không ai biết đến nay thành loài cá quý hiếm được săn lùng, 700.000 đồng/kg
Đặc sản mỗi năm chỉ có một mùa, xưa không ai biết đến nay thành loài cá quý hiếm được "săn lùng", 700.000 đồng/kg
Loại cá này vô cùng quý hiếm, hương vị thơm ngon đặc biệt, được nhiều nhà hàng hạng sang sử dụng để đãi khách. 
Bấm xem >>

Đặc sản 4 phương