Conic Boulevard

Anh nông dân ở Phú Thọ mỗi năm đút túi tiền tỷ nhờ nuôi con thích leo trèo, “chỉ ăn rồi đẻ”, cứ bán là hết veo

Là loài động vật không quá khó để chăm sóc nhưng đòi hỏi nguồn vốn cao để đầu tư con giống, chuồng trại, một số hộ nông dân vẫn chấp nhận bỏ mức vốn hàng trăm triệu đồng. Sau vài năm, họ đã thu về lợi nhuận khủng nhờ tập tính sinh trưởng tốt, dễ thích nghi với môi trường.

Cầy vòi mốc là loài thuộc họ cầy, phân bố chủ yếu tại các khu vực rừng rậm, núi đá ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam cũng nằm trong số đó, tập trung nhiều ở khu vực phía Bắc. Trước đây, cầy vòi mốc là động vật hoang dã nhưng nay đã được cấp phép nuôi với mục đích thương mại.

Điểm dễ nhận biết cầy vòi mốc so với một số chủng loài cầy khác là có một vệt trắng chạy dài từ đầu xuống mũi, lông không có đốm. Mắt và má có khoảng trắng, đồng thời có vòng đen bao quanh hai mắt.

Cầy vòi mốc không khó chăm sóc, thậm chí rất nhàn hạ nhưng để cầy sinh trưởng tốt, đạt trọng lượng cao đòi hỏi người nuôi phải có tâm huyết, cẩn thận và chịu khó để ý đến từng con.

Cầy vòi mốc không khó chăm sóc, thậm chí rất nhàn hạ nhưng để cầy sinh trưởng tốt, đạt trọng lượng cao đòi hỏi người nuôi phải có tâm huyết, cẩn thận và chịu khó để ý đến từng con.

Nhờ khả năng thích nghi cao, dễ nuôi, ít bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế lớn, cầy vòi mốc đang trở thành đối tượng chăn nuôi được nhiều người hướng tới. Hiện nay, giá thị trường cho một cặp cầy giống dao động từ 20-30 triệu đồng, trong khi cầy vòi mốc thương phẩm có thể bán với giá 2-3 triệu đồng/kg.

Không chỉ mang lại lợi nhuận cao, cầy vòi mốc còn phù hợp với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, gia đình. Chính điều này đã mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân tại các vùng quê vốn trước đây phụ thuộc vào cây lúa hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Thức ăn cho cầy bao gồm các loại trái cây như chuối, đu đủ, xoài, rau củ, trứng gà và các loại cá nhỏ. Ngoài ra, cần cung cấp thêm nước sạch, men tiêu hóa và vitamin tổng hợp để tăng cường sức đề kháng. Việc dọn dẹp và sát trùng chuồng trại định kỳ là yếu tố then chốt giúp cầy vòi mốc phát triển toàn diện.

Theo kinh nghiệm từ các hộ chăn nuôi lâu năm, cầy vòi mốc khá dễ nuôi nhưng đòi hỏi người chăm phải có tính kiên nhẫn, hiểu được tập tính và luôn theo dõi sát sao quá trình phát triển, đặc biệt trong giai đoạn sinh sản. Trong giai đoạn này, người nuôi không nên cho cầy ăn quá nhiều tinh bột, phải bổ sung dinh dưỡng cho con đực, thêm canxi và chất tanh cho con cái.

Anh Vũ Hữu Thảo (ngụ huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) nhận thấy nhu cầu lớn của thị trường về cầy vòi mốc thương phẩm, do đó anh bắt đầu tìm hiểu và quyết định khởi nghiệp với số vốn 100 triệu đồng.

Theo anh Thảo, để đảm bảo cầy phát triển tốt, lớn nhanh, hệ thống chuồng trại nuôi cầy cần chú trọng đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo.

Theo anh Thảo, để đảm bảo cầy phát triển tốt, lớn nhanh, hệ thống chuồng trại nuôi cầy cần chú trọng đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo.

Từng thất bại sau vài lần phối giống cho cầy vòi mốc, anh Thảo rút ra được nhiều bài học cho riêng mình. Anh tiết lộ nếu cầy mẹ mang thai tách trước tháng 5 âm lịch thì một năm có thể sinh sản 2 lứa. Ngược lại, nếu tách sau thời gian này, một năm chỉ sinh sản 1 lứa. Khi mới sinh sản, tuyệt đối không được tiếp cận để kiểm tra cầy con, mà phải đợi đến lúc chúng mở mắt. Cầy mẹ mới sinh sản cũng cần bổ sung thức ăn vào buổi sáng, có thể cho ăn trứng vịt lộn hoặc cá đã luộc chín để tăng chất đạm. Nhờ đó, cầy mẹ sẽ có nhiều sữa cho cầy con.

Có kinh nghiệm hơn 10 năm nuôi cầy vòi mốc, anh Thảo khẳng định việc chăm sóc loài động vật này không khó. Song, ban đầu người nông dân phải bỏ số vốn lớn và cần tính kiên nhẫn. Bởi mỗi con từ khi sinh sản đến lúc xuất chuồng phải mất 10-12 tháng. Ngoài ra, chuồng trại phải xây dựng đúng kỹ thuật, việc quản lý, kiểm soát tình hình giống, phòng bệnh trong chăn nuôi hiện chưa có cơ sở đào tạo bài bản mà chủ yếu học tập kinh nghiệm từ người đi trước nên cần có thời gian tích lũy.

Với nhiều ưu điểm vượt trội như thịt thơm ngon, ít mỡ, hiện nay, cầy vòi mốc được nhiều người tiêu dùng, nhà hàng chọn làm món ăn thơm ngon, trở thành đặc sản phía Bắc. Cầy vòi mốc thương phẩm được bán với giá khoảng 2 triệu đồng/kg.

Với trang trại chăn nuôi quy mô khoảng 3000 con đã đem về cho anh Thảo khoản thu lên tới 3 tỷ đồng mỗi năm. Trừ đi chi phí, anh bỏ túi gần 1 tỷ đồng.

Với trang trại chăn nuôi quy mô khoảng 3000 con đã đem về cho anh Thảo khoản thu lên tới 3 tỷ đồng mỗi năm. Trừ đi chi phí, anh bỏ túi gần 1 tỷ đồng. 

Cùng quê với anh Thảo, anh Nguyễn Định cũng bắt tay vào việc nuôi cầy vòi mốc hơn 3 năm qua. Anh Định xây dựng hệ thống chuồng nuôi trên diện tích 60m2, đến nay gia đình anh đã có hàng chục cặp cầy sinh sản, bán thịt thương phẩm, mang đến doanh thu khoảng 200-250 triệu đồng/năm.

Anh Định cho biết: “Cầy vòi mốc rất dễ chăm sóc, ít bệnh, chúng có thể ăn rau, củ, quả, đến mùa sinh sản có thể bổ sung thêm trứng gà và cá, mỗi ngày chỉ cần cho ăn 1 lần vào buổi tối. Có thể nuôi quần thể hoặc tách từng cá thể để dễ quản lý thức ăn. Tuy nhiên, người nuôi cần được cơ quan chức năng cấp giấy phép và con giống phải được tiêm phòng đầy đủ, các biến động về số lượng cá thể cũng cần ghi chép, theo dõi cụ thể, chi tiết”.

Nhờ mô hình chăn nuôi này mà gia đình anh Định có nguồn thu nhập ổn hơn trước.

Nhờ mô hình chăn nuôi này mà gia đình anh Định có nguồn thu nhập ổn hơn trước.

Từ một loài động vật hoang dã ít người biết đến, cầy vòi mốc đang dần trở thành vật nuôi chủ lực của nhiều vùng. Nếu được quy hoạch bài bản và mở rộng thị trường, mô hình nuôi cầy vòi mốc hoàn toàn có thể trở thành một hướng đi trọng điểm, góp phần nâng cao thu nhập, mở ra nhiều cơ hội cho nông dân.

5 ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, triển vọng trong những năm tới, mức lương hấp dẫn
5 ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, triển vọng trong những năm tới, mức lương hấp dẫn
Dù được đánh giá cao về tiềm năng phát triển lâu dài và nhu cầu nhân lực trong tương lai, những ngành dưới đây vẫn rơi vào tình trạng "khát" nhân lực...
Bấm xem >>

Ngành học hot